lên đông xuống đoài

đi một ngày đàng, học mấy sàng …

Đằng sau Bức màn sắt

Louis Menand

Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

KHI Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, ngày mà W. H. Auden[1] dùng đặt tựa cho bài thơ nổi tiếng của mình – “Tôi và công chúng đều biết / Điều mọi học sinh đã thuộc lòng, / Những ai bị gieo oán lên đầu / Sẽ lấy oán đền oán” – Ba Lan được Pháp và Anh cam kết giúp đỡ nếu nền độc lập của Ba Lan bị đe dọa. Ở Warszawa, trong tuần đầu tháng 9, nhiều đám đông háo hức tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Pháp và Anh. Họ hy vọng Berlin sẽ bị đánh bom và các lực lượng Anh và Pháp sẽ tấn công Đức từ phía tây.

Nhưng người Anh và người Pháp không làm như dân Ba Lan mong đợi, và cuộc chiến đó chẳng kéo dài bao lâu. Ngày 27 tháng 9, Warszawa đầu hàng người Đức. Trong khi đó, theo một thỏa thuận giữa Stalin và Hitler, Ba Lan bị Hồng Quân xâm lược từ phía đông. Chiến dịch đó diễn ra trong vòng chưa tới một tháng. Đến tháng 10, Ba Lan nằm trong tay hai kẻ thù xưa của mình.

Trong năm năm tiếp theo, những kẻ thù đó gắng hết sức để hủy diệt đất nước này. Rồi trong bốn mươi lăm năm sau đó, Ba Lan bị nhốt trong cái chuồng toàn trị mà chìa khóa cất ở Moskva. Không ai đến cứu Ba Lan năm 1939, cũng chẳng ai giải cứu họ sau năm 1945. Rốt cuộc, Ba Lan phải tự cứu mình.

Câu chuyện Ba Lan là trọng tâm của cuốn sách Bức màn sắt: Cuộc thâu tóm Đông Âu (Iron Curtain: The Crushing of Eastern Europe, nhà xuất bản Doubleday) xuất sắc của Anne Applebaum. Cuốn sách này tái hiện một thế giới mà phần lớn người phương Tây chưa từng thấy, còn nhiều người đã sống và chịu đựng trong thế giới đó lại muốn quên đi.

Mời đọc tiếp ở trang mới của blog này.